SINH NHẬT MỘT NGÀN NĂM THĂNG LONG - Chùa Bát Nhã Bình Thạnh
Đọc tin nhanh:
Home » , » SINH NHẬT MỘT NGÀN NĂM THĂNG LONG

SINH NHẬT MỘT NGÀN NĂM THĂNG LONG

Written By Kênh Ngôi Sao on Friday, November 5, 2010 | Friday, November 05, 2010


M
ỗi nước trên thế giới đều có một Thủ đô, là nơi ở và làm việc của chính quyền Trung Ương, do vị nguyên thủ là Vua, Chúa, Tổng thống, Thủ tướng tự chọn một nơi nào đó trên lãnh thổ của họ qua cảm nhận, thấy thích hợp phong thủy cảnh giới hay sự linh thiêng ở bước đầu mới lập quốc như: Pháp chọn thành phố Paris làm Thủ đô, Anh quốc chọn thành phố Luân Đôn làm Thủ đô, Nhật chọn Thành phố Tokyo làm Thủ đô, Hoa kỳ chọn vùng đất ở Washington DC làm Thủ đô, rồi sau đó xây toà nhà Bạch ốc thật đồ sộ, nguy nga, hoành tráng, vân vân và vân vân. Nhưng với Việt Nam ta dưới các triều đại Vua Chúa trong quá khứ vừa chọn vùng đất thích hợp phong thuỷ cảnh giới hữu tình linh thiêng vừa đặt tên cho Thủ đô như vua Đinh Bộ Lĩnh chọn một vùng đất ở Ninh Bình làm Thủ đô và đặt tên Hoa Lư, gọi là Thủ đô Hoa Lư.
Ảnh minh họa

Các đời Vua kế tiếp, đó là Lê Hoàng, Lý Công Uẩn lên ngôi đều đóng đô ở Hoa Lư Ninh Bình. Vua Lý Công Uẩn đang ở Hoa Lư, thì một đêm nọ, nhà Vua nằm mộng thấy giữa vùng đất Hà Nội ( tên Hà Nội trước đó chưa có) có một con Rồng vàng to lớn từ dưói đất bay lên không trung đảo nhiều vòng trông rất ngoạn mục… Khi tỉnh giấc nhà vua cảm thấy vui mừng trong lòng vì cho là một điềm lành đối với đất nước và dân tộc nhất định sẽ đựơc thăng tiến và phát triển lên nhiều mặt ở tương lai gần và muôn ngàn đời sau.
Sáng ra vua Lý Công Uẩn triệu tập các quan trong triều và ra lệnh di đô về Hà Nội, không nói lý do chưa cho biết tên mới của thủ đô là Thăng Long.
Đồng thời Lý Công Uẩn đến tác bạch trước quốc sư Vạn Hạnh về lý do di đô và kể chuyện nằm mộng thấy Rồng vàng bay trên vùng Hà Nội rồi xin đặt tên Thăng Long cho thủ đô mới.
Sau khi các dinh thự cung thành được xây cất xong chổ ở và làm việc của vua, quan trong triều được ổn định đâu vào đó vua Lý Công Uẩn cung thỉnh quốc sư Vạn Hạnh và chư Tăng vào thành THĂNG LONG hành lễ quốc thái dân an.
Nhân cơ hội đó vua Lý Công Uẩn công bố trước chư Tăng, các quan trong triều cùng quốc dân đồng bào đựơc biết lý do di đô và tên mới của Thủ đô là Thăng Long.
Hai cụm từ hay nói khác hơn tên Hoa Lư và Thăng Long đều cùng chứa đầy ý nghĩa cái nôi đầu đời của tổ tiên dòng giống LẠC VIỆT, HÙNG VƯƠNG lập quốc ở lưu vực sông Hồng luôn an cư giữ Nước chống ngoại xâm phưong Bắc và không ngừng phát triển bờ cõi, đời sống vật chất luôn hiện hữu bất diệt trong lòng dân tộc, nếu không nói là Hồn Thiêng Tổ Quốc đầy tha lực, hộ trì cho đất nước luôn được an bình hùng tráng, lòng dân kiên cường bất khuất biết yêu nước, thương nòi giống, đoàn kết chống ngoại xâm không bao giờ vong bản. Cho nên cả nước từ lúc mới vài triệu rồi hai mươi lắm triệu nay tám mươi triệu trong và ngoài nước đều biết và thương nhớ HOA LƯ, THĂNG LONG. Mặc dù HOA LƯ và THĂNG LONG đã đi vào trang sử anh hùng ca dân tộc và tuổi thọ cả ngàn năm nhưng toàn dân Việt vẫn còn thương, còn nhớ hoài ngàn năm.
Tuy nhiên, giữa Hoa Lư và Thăng Long người dân Việt trên ba miền Bắc Trung Nam nhớ Hoa Lư thì ít nhớ Thăng Long thì nhiều. Chính bà Huyện Thanh Quan vào Thế kỷ 18 đã sáng tác bài thơ “Thăng Long Hoài Cổ”. Trong đó bà nói lên lời thương lời nhớ Thăng Long thật da diết.
Lời thơ thương Thăng Long của bà chính là lời kính trọng bái phục về đức độ của các đời vua Lý Trần thương dân như người mẹ thương con mình nên đã hết lòng chăm lo vật chất cho toàn dân qua hằng ngàn công trình phát triển kinh tế và tinh thần là lấy đạo lý Phật, Nho, Lão làm nền tảng tu tâm giải thoát, biết ân biết nghĩa, lễ, trí, tín, đoàn kết với nhau không vong bản luôn thưong yêu nòi giống thờ cúng tổ tiên ông bà cha mẹ….
Lời thơ nhớ Thăng Long của bà chính là lời ca ngợi những biệt tài về văn hoá giáo dục tổ chức xã hội kinh tế chính trị và quân sự của các đời vua Lý Trần lãnh đạo đất nước dân tộc đã đạt được nhiều thành quả thật oai hùng hiển hách. Hai thành quả oai hùng hiển hách nhất đó là mở rộng sơn hà vào phương Nam bình định tổ quốc ở mạng Bắc suốt ba trăm năm dân tộc luôn đựơc an bình không có bóng giặc phương Bắc vào nội địa, sống cuộc đời thịnh vượng hạnh phúc ấm no an lạc.
Nói đến các triều đại lãnh đạo đất nước trên quê hương Việt Nam trong quá khứ xa, gần, phải nói rằng: Các triều đại Lý Trần, là oai hùng, hiển hách nhất đối với dân tộc ta, do vậy đã được trang sử Việt ghi rõ và đậm nét. Đậm nét hơn hết, đó là những hình ảnh chùa chiền, bảo tháp, lăng miếu, đền thờ và thành quách Thăng Long đang còn sống động hiện thực, hiện hữu ở Hà Nội. Tất cả hình ảnh của Thăng Long đó đã và đang ăn sâu vào lòng dân Việt trong và ngoài nước qua nhiều thế hệ ngàn đời trước sau khó mà quên được hai chữ Thăng Long, thủ đô yêu dấu của toàn dân ba miền Bắc, Trung, Nam. Nếu không nói, đó là ngôi Từ Đường vĩnh cửu của dân tộc Việt Nam đang phụng thờ chư anh linh tổ quốc ngàn đời trong đó.
Người thừa lệnh tổ tiên xây dựng Từ Đường Thăng Long là vua Lý Công Uẩn, vị vua hiện thân của Bồ Tát, nên được chư anh linh tổ quốc hộ niệm gia trì mọi việc lãnh đạo đất nước luôn được thịnh đạt, không những riêng cho các vua đời Lý, mà cho các đời vua nhà Trần, cũng như cho tất cả con dân có lòng yêu nước, chống ngoại xâm lên nắm chính quyền nối tiếp sự nghiệp tiền nhân, như lực lượng cách mạng Việt Nam từ 1945 cho đến nay 2009 và mãi mãi ngàn đời sau, luôn luôn an trú ở Từ Đường Thăng Long. Cho nên Thăng Long là vùng đất thiêng, vì tổ tiên đang ở đó, sẵn sàng hộ lực cho các chính quyền yêu nước. Điều đó được chứng minh cho thấy các lực lượng thực dân Đông, Tây, Nam, Bắc, dù có hùng mạnh đến đâu, vào xâm lược Việt Nam đều bị thua trận, để rồi cuốn gói ra đi, trả lại độc lập cho dân tộc Việt Nam.
          Nói đến các triều đại lãnh đạo đất nước trên quê hương Việt Nam trong quá khứ xa gần phải nói rằng các triều đại Lý Trần là oai hùng hiển hách nhất đối với dân tộc ta do vậy đã được trang sử Việt ghi rõ và đậm nét. Đậm nét hơn hết đó là những hình ảnh Chùa chiền Bảo tháp Lăng miếu Đền thờ và thành quách Thăng Long đang còn sống động hiện thực hiện hữu ở Hà Nội. Tất cả hình ảnh của Thăng Long đó đã và ăn sâu vào lòng dân Việt trong và ngoài nước qua nhiều thế hệ ngàn đời trước sau khó mà quên được hai chữ Thăng Long, Thủ đô yêu dấu của toàn dân ba miền Bắc Trung Nam. Nếu không nói đó là ngôi Từ Đường vĩnh cửu của dân tộc Việt Nam đang phụng thờ chư anh linh tổ quốc ngàn đời trong đó.
Người thừa lệnh tổ tiên xây dựng Từ Đường Thăng Long là vua Lý Công Uẩn, vị Vua hiện thân của Bồ Tát nên được chư anh linh tổ quốc hộ niệm gia trì mọi việc lãnh đạo Đất nước luôn được thịnh đạt không những riêng cho các vua đời Lý mà cho các đời vua nhà Trần cũng như cho tất cả con dân có lòng yêu nước chống ngoại xâm lên nắm chính quyền nối tiếp sự nghiệp tiền nhân như lực lượng  cách mạng Việt Nam từ năm 1945 cho đến nay 2009 và mãi mãi ngàn đời sau luôn luôn an trú ở Từ Đường Thăng Long. Cho nên Thăng Long là vùng đất thiêng vì tổ tiên đang ở đó sẵn sàng hộ lực cho các chính quyền yêu nước. Điều đó được chứng minh cho thấy các lực lượng thực dân Đông Tây Nam Bắc dù có hùng mạnh đến đâu vào xâm lược Việt Nam đều bị thua trận để rồi cuốn gói ra đi trả lại độc lập cho dân tộc Việt Nam.
Chẳng hạn vào ngày 17/2/1979 Trung Quốc đem quân đánh Việt Nam nhưng không thành phải rút quân về nước. Vậy đồng bào trong và ngoài nước đừng sợ Việt Nam ta bị mất vào tay Trung Quốc hay vào lực lượng nào đó do có được thành trì Thăng Long ở đất thiêng Hà Nội Thủ đô nước Việt không đâu khác.
Sở dĩ trong quá khứ xa gần trên đất mẹ Việt Nam ở miền Trung có kinh đô ở Nam có Thủ đô là do hoàn cảnh của đất nước bị lực lượng thực dân Pháp đô hộ, đất nước bị chia đôi sanh ra chiến tranh Nam Bắc cho nên Kinh đô và Thủ đô ấy không có thực. Do vì không có thực nên không được tồn tại.
Nói rõ hơn con dân Việt Nam trong mọi giới trên ba miền, ở mọi thời đại ai đó có khả năng lãnh đạo cùng với tấm lòng thật sự yêu nước thương nòi giống muốn đứng lên đem tài đức của mình ra lập chính quyền lãnh đạo dân tộc trong cuộc đánh đuổi ngoại xâm, xây dựng đất nước đem lại thanh bình thịnh vượng cho dân tộc thì nhất định sẽ được hồn thiêng đất nước chư vị anh linh tổ quốc cảm niệm mà hộ trì cho tiếp sức cho được thành công thật bền vững và lâu dài cả trăm năm trở lên.
Đích thực các Vua Quan Thiền sư Tri thức dưới các triều đại Lý Trần và những nhà cách mạng Việt Nam yêu nước đã được hồn thiêng đất nước, chư vị anh linh tổ quốc gia trì hộ niệm nên chi đất nước và dân tộc ta dưới thời Lý Trần luôn được an lành thịnh vượng suốt ba trăm năm và đất nước ta hiện nay được độc lập thống nhất sơn hà đang từng bước tiến lên thịnh vượng phú cường được thấy rõ luôn được tồn tại muôn đời qua nhiều thế hệ ở mai sau.
Là con dân của mẹ Việt Nam trên quê hương hay hải ngoại cùng một ngôn ngữ đồng bào tổ tiên Hùng Vương. Thiết tưởng chúng ta nên tư duy vế đất mẹ trong quá khứ xa gần một cách thâm sâu vào lòng mới thấy được hồn thiêng đất nước chư vị anh linh Tổ quốc, các tiền nhân yêu nước đã dầy công xây dựng nước giữ nước đánh đuổi ngoại xâm giành độc lập thống nhất đất nước mà đền ơn đáp nghĩa.
Nếu không có các Vua, Quan, Thiền sư, Trí thức đời Lý Trần hết lòng yêu nước đánh đuổi ngoại xâm phương Bắc, mở mang bờ cõi vào tận phương Nam thì đất nước ta đã bị các bạo lực nuốt chửng từ lâu rồi đâu có được một dãy Sơn hà gấm vóc dài rộng như ngày nay!
Nếu không có những vị anh hùng dân tộc trên ba miền tiếp nối nhau yêu nước cùng đứng lên cách mạng lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống Pháp giải phóng bức tường ngăn cách Bắc Nam thì đất nước ta tiếp tục bị chia đôi quyến thuộc hai miền muôn đời không gặp nhau đâu có được độc lập thống nhất Bắc Nam tiến lên phú cường như ngày hôm nay.
Tóm lại những người dân nào trong nước không phân biệt giai cấp ai đó vốn có tài đức và các đạo lý ơn nghĩa, lễ, trí, tín trong lòng là động cơ thúc giục lòng yêu nước thương nòi giống quyết tâm xây dựng giữ nước mở mang bờ cõi sẵn sàng dấn thân không nề gian khổ xông pha mặt trận đánh đuổi ngoại xâm bền chí không lùi bước không khởi lòng Việt gian theo giặc. Đó là những điều kiện đuợc chư vị anh linh Tổ quốc, hồn thiêng sông núi thường ở bên cạnh để gia trì tiếp sức điều hành việc nước việc dân được thành công thắng lợi to lớn. Cũng chính là thành trì vững chắc để bảo vệ ngôi vị chính quyền được vĩnh cửu trăm năm ngàn năm. Chứ không phải do các bạo lực ngoại lai bên ngoài và súng đạn tối tân mà được.
Tất cả đều do những thực chất nguyên lý nói trên là yếu tố tiên quyết để thành công thắng lợi việc nước việc dân và ngôi vị chính quyền được vĩnh cữu không bị sụp đổ giống như những đứa con đứa cháu trong gia đình quyến thuộc có tâm thánh thiện biết thực hành các đạo lý ân, nghĩa, trung, hiếu, lễ độ đối với tổ tiên xa gần ông bà cha mẹ, anh chị, chú bác, cô dì hai bên nội ngoại. Ắt sẽ được những bậc bề trên ấy quan tâm lân mẫn bên cạnh để chăm sóc giúp đỡ mọi việc trong đời sống  luôn được thành công thắng lợi lớn.
Điều đó quá đúng theo định lý Duyên khởi trong Phật giáo “cái này có, cái kia có”. Cho nên ta không cần đem tâm suy luận gì cả. Nhìn qua những trang sử Việt trong đó đã ghi rõ các bạo lực thực dân ở các phương Bắc, Đông, Tây đem quân xâm lược nước ta nhiều lần thật hùng mạnh và tàn ác nhưng lần nào cũng bị chính quyền  Hùng Vương, Đinh, Lê, Lý, Trần, trong quá khứ và chính quyến cách mạng cận đại lãnh đạo toàn dân kháng chiến đánh trả và tiêu diệt ra khỏi bờ cõi giành lại độc lập thống nhất đất nước một cách vinh quang là biết ngay các chính quyền Việt Nam  trong quá khứ xa gần ấy toàn là những vị anh hùng có tấm lòng yêu nước thương nòi giống, biết ân nghĩa hiếu để thật sự với tổ quốc dân tộc. Cho nên được chư vị anh linh Tổ quốc nhiều đời thường quan tâm hộ trì giúp sức được thắng lợi  thành công việc nước việc dân.
Mặc dù những vị anh hùng yêu nước trong các triều đại chính quyền qua nhiều thế hệ trước sau đã nằm xuống theo định luật vô thường nhưng tất cả không mất vẫn hiện hữu nơi vùng đất Hà Nội - Thăng Long. Chính là cái nôi đầu đời nhà Từ Đường muôn thưở của dòng giống Lạc Việt sau khi tổ tiên ta dừng chân lập quốc tại Hà Nội cho đến nay đã bốn ngàn năm mà vẫn còn có mặt để hộ trì giúp sức cho con  dân yêu nước đứng lên lập chính quyền tiếp nối sự nghiệp của mình trong công cuộc đánh đuổi ngoại xâm giành độc lập dân tộc.
Đích thực vua Lê Lợi và Lý Công Uẩn là hai vị vua đại diện cho những vị yêu nước ở quá khứ và hậu lai được chư vị anh linh quốc tổ Việt Nam ở ngôi Từ Đường tại Hà Nội thường xuyên cảm thông  và ứng hiện bằng nhiều hình ảnh siêu nhiên trong giấc ngủ và các hiện tượng hiện thực giữa ban ngày là những cách tiếp sức hộ trì. Đó là trường hợp vua Lê Lợi, trong giấc ngủ nằm thấy con Rùa vàng cho mượn gươm báu giữa thời gian chiến đấu với giặc Minh. Nhờ đó mà mấy năm cuối cùng của mười năm kháng chiến đánh quân Minh, vua Lê Lợi đã diệt sạch giặc Minh giành lại độc lập khôi phục giang sơn bình định tổ quốc đem lại an vui thịnh vượng cho dân tộc.
Để thưởng thức quang cảnh nước nhà được an bình sau khi hết giặc vua Lê Lợi dạo chơi trên biển hồ bằng thuyền. Bổng nhiên chung quanh thuyền nhà Vua có dậy sóng cuồn cuộn trong đó có Rùa vàng nổi lên nhìn nhà Vua một cách say đắm như đã hiểu được ý Rùa vàng, vua Lê Lợi rút gươm báu ra trả lại cho Rùa vàng.  Rùa vàng liền ngậm thanh gươm rồi lặng xuống. Vua Lê Lợi lấy sự kiện ấy đặt tên cho biển hồ là Hoàn Kiếm và xây một cái tháp gọi là Tháp Rùa.
Còn vua Lý Công Uẩn thì thấy Rồng vàng bay lên không trung trong giấc ngủ. Khi tỉnh dậy nhà Vua biết đó là điềm lành lệnh của quốc tổ bảo di đô về nơi vùng đất có Rồng vàng bay lên. Vua Lý Công Uẩn liền thực hiện di đô và đặt tên cho Thủ đô là Thăng Long từ thuở ấy cho đến năm 2010 (Canh Dần) là năm sinh nhật mừng tuổi thọ Thủ đô Thăng Long đúng một ngàn năm.
Là người con dân Việt Nam trong và ngoài nước ai cũng có cùng một cội nguồn quốc tổ là Lạc Long Quân, Âu Cơ, Hùng Vương và các đời tổ tiên Đinh, Lê, Lý, Trần, Nguyễn. Đã cùng chung một cội nguồn Việt tộc đều là anh em, chị em hai bên nội ngoại trong đại gia đình Việt Nam cùng một huyết thống tổ tiên xa gần. Thiết tưởng chúng ta nên thực tập lại cái đạo lý “Hỷ xả Bao dung” của tổ tiên ông bà mà gạt bỏ mọi chính kiến tôn giáo, chính trị, giai cấp, chức tước ra ngoài hành lang trí óc. Cùng nhau hướng về ngôi Từ Đường Dân tộc tại Hà Nội- Thăng Long nơi có chư anh linh quốc tổ Việt Nam ngàn đời đang hiện hữu ở đó trong ngày đại lễ sinh nhật Thăng Long ngàn năm một thuở lần đầu tiên được chính quyền CHXHCNVN và Thành Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hà Nội tổ chức.
Chúng ta cùng nhau hướng về đại lễ sinh nhật ngàn năm Thăng Long tại Hà Nội bằng cách nào đó về Hà Nội hay ở lại nhà tùy theo hoàn cảnh mỗi người chúng ta. Nhưng cách nào cũng không ngoài khởi lên tâm ý truy niệm công ơn sâu dầy của tổ tiên trong công cuộc kiến quốc giữ nước chống ngoại xâm giành độc lập dân tộc mở mang bờ cõi vào phương Nam mà chúng ta, con cháu chúng ta hôm nay đã và đang thừa hưởng.
Trong giờ phút truy niệm công ơn tổ quốc ấy chúng ta không tránh khỏi niềm xúc động khi nhớ đến công chúa Huyền Trân vì đại nghĩa mở đất phương Nam cho Dân tộc nên đã phụng lệnh Vua vào làm dâu nước Chiêm Thành suýt bị chết thiêu theo vua Chế Mân.
Cách hay nhất chúng ta nên về Hà Nội để trực tiếp tham dự ngày đại lễ hội sinh nhật Thăng Long. Nhân cơ hội ấy chúng ta nhìn thấy tận mắt nền văn minh văn hóa, kinh tế xã hội của dân tộc Việt được bắt nguồn từ hai triều đại Lý Trần nay vẫn còn đậm nét tại Hà Nội. Mà chúng ta hiện nay ở tuổi cao niên, trung niên chỉ biết qua thơ văn trong các sách vở văn hóa, văn học, bài ca… do các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ ngày xưa đã diễn tả nét đẹp của Hà Nội một cách tổng thể ở những vóc dáng kiêu sa, diễm lệ, thùy mỵ, đoan trang, e ấp…, giống như cô gái ở tuổi dậy thì.
Đích thực Hà Nội không những vẫn còn có cái vẽ đẹp văn hóa cổ kính tổng thể mà Hà Nội đã và đang có cái đẹp tân thời thật lộng lẫy muôn màu nguy nga, tráng lệ và ngạo nghễ, ngoảnh mặt lên cao như những cô gái ở tuổi thanh xuân biết yêu đời qua cách phục sức hợp thời trang.
Nói rõ hơn sau hơn một lần bất khuất trước bom đạn của các thế lực thực dân phương Tây gây chiến tranh, lực lượng cách mạng Việt Nam đã chiến thắng một cách vinh quang giành độc lập thống nhất đất nước sau 30/04/1975. Từ đó chính quyền Việt Nam đương thời rất quan tâm hàng đầu là xây dựng lại đời sống dân sinh kiến thiết lại xứ sở một cách tổng thể đa dạng. Vì thế hầu hết các đô thị trên cả nước đồng loạt được tái thiết rộng lớn hơn mười lần ngày xưa. Trong đó thành phố Hà Nội là Thủ đô phải được to lớn hơn tất cả để được xứng danh Thăng Long, mang ý nghĩa “Rồng vàng bay lên cao, đúng theo chư anh linh quốc tổ Việt Nam đã ra tín hiệu cho vua Lý Công Uẩn trong công cuộc đánh đuổi ngoại xâm, giành độc lập đưa đất nước lên nền văn minh khoa học, kỷ thuật với thế giới”. Do vậy Hà Nội ngày nay đang là một kinh đô đầy ánh sáng văn hóa Tây phương và Việt Nam tương duyên chan hòa với nhau tạo nên một nét đẹp Đông Tây Kim Cổ không đâu có. Tức là Hà Nội vừa có nhiều tòa nhà nhiều tầng tân thời cao ngất giữa hư không rất ngạo nghễ và thách đố với năm châu bốn biển và vừa có tòa nhiều tòa nhà cổ kính như Chùa chiền, Lăng miếu, Tháp cổ, v.v…mang sắc thái trầm mặc tư duy vào nội tâm cả ngàn năm dù cho bị con mọt vô thường của thời gian đã gặm  nhấm nhưng vẫn tồn tại với toàn dân thủ đô Thăng Long Hà Nội. Đó là một trong những điểm làm quyến rũ du khách quốc tế bốn phương đến du lịch Việt Nam luôn nhớ đến thăm viếng Hà Nội càng lúc càng nhiều so với các nước lân cận Việt Nam.
Là người Việt Nam có cội nguồn tổ quốc Hùng Vương, Lý Trần… nói riêng ở hải ngoại ai cũng biết Việt Nam đang trên đà phát triển mọi mặt rất nhanh vựơt thời gian được thấy qua những hình ảnh trong các phim DVD nhưng bị giới hạn bởi ống kính.
Để được thấy tận mắt đúng như ngạn ngữ Việt Nam “Tai nghe không bằng mắt thấy”. Thiết tưởng chúng ta nên về Việt Nam ra Hà Nội để tham dự ngày đại lễ sinh nhật một ngàn năm Thăng Long là cơ hội tốt nhất để nhìn thấy người dân Hà Nội trong ban văn hóa trình diễn nhiều tiết mục rất đặc sắc. Cũng như được nhìn tận mắt những di tích văn hóa cổ kính ngàn năm qua các triều đại Vua chúa ngày xưa. Các quang cảnh đẹp của 36 phố phường Hà Nội, phố nào hàng đó không đụng hàng phố khác. Những con đường cong cong mà hai bên đường có những ngôi nhà cổ có mái ngói thơm nồng mùi rêu. Cùng với những cây bàng, phượng vĩ. Phượng vĩ xanh um màu lá nở hoa đỏ thắm phố phường vào mùa hạ với tiềng ve sầu inh ỏi vang vọng. Cây bàng lá đỏ lá vàng mùa thu sẵn sàng rơi lá xuống đường, lá rơi hàng xóm, lá bay ngang khi có cơn gió thu thổi vèo. Nơi công viên cây xanh bên các bờ hồ có ghế đá mát rượi đem niềm hỷ lạc cho du khách ngồi thưởng ngoạn sóng nước Hồ Tây, Hoàn Kiếm… Mà ngày xưa chúng ta chỉ biết thấy bằng trí tưởng tượng qua văn thơ do các nhà văn nhà thơ và các nhạc sĩ tiền chiến viết ra sáng tác ra lời văn khúc nhạc, bài ca. Thì nay chúng ta được thấy một cách trực tiếp hiện thực trước mắt những cảnh đẹp của Hà Nội nhân ngày lễ sinh nhật ngàn năm Thăng Long, là một cơ hội hy hữu ngàn năm qua nay mới có.
Chúng ta về chỉ mang theo tâm tình yêu tổ quốc quê hương bà con quyến thuộc. Chứ đừng mang theo tư tưởng chính trị. Bởi vì nó không phải là tình thương yêu lại càng không phải là văn hóa dân tộc. Nó chỉ là sản phẩm của hận thù chiến tranh. Trong khi đất nước ta đã được hòa bình độc lập, thống nhất. Tổ quốc Việt Nam cần toàn dân khắp bốn phương đóng góp đôi bàn tay gìn giữ hòa bình trường cữu.
Bên cạnh được thăm viếng các cơ sở văn hóa cổ kính, các phong cảnh đẹp của Hà Nội chúng ta còn được người dân Hà Nội trong ban văn hóa đại lễ sinh nhật Thăng Long sẽ kể cho chúng ta được nghe thêm về các câu chuyện Rùa vàng, Rồng vàng của hai vua Lê Lợi, Lý Công Uẩn và nguyên nhân nào được có  tên Hà Nội đi kèm với Thăng Long.

Sau đây là những câu chuyện:
          Cả hai vua Lê Lợi và Lý Công Uẩn đều cùng nằm thấy chư anh linh quốc tổ ra tín hiệu hộ trì, giúp sức bằng cách mượn hai hình ảnh Rùa vàng và Rồng vàng là hai con vật tối linh trong bốn con Long, Lân, Quy, Phụng như để nhắn nhủ với các vua, quan và đồng bào Việt Nam ta được biết rằng chư anh linh tổ tiên xa gần rất hiển linh luôn sẵn lòng cảm ứng với các cấp chính quyền trong nhiều thế hệ có tấm lòng yêu tổ quốc thương nòi giống mà dấn thân kháng chiến chống ngoại xâm liền ứng hiện ra nhiều hiện tượng khác nhau để tiếp sức hội trì cho được thắng lợi thành công lớn mọi việc lãnh đạo quốc dân. Mà nơi cứ trú của quốc tổ không đâu khác đó là vùng biển hồ Hà Nội ngày nay ngôi Từ Đường vĩnh cữu của dân tộc Việt Nam muôn đời không thay đổi. Cho nên mặc dù hai hình ảnh ứng hiện có ra khác nhau ở mỗi vị vua nhưng cùng một xuất xứ là tổ quốc Việt Nam ở Thăng Long Hà Nội.
          Sau khi thủ đô mang tên Thăng Long thì người dân thủ đô qua nhiều thế hệ lần lượt đặt thêm tên cho thủ đô nước mình nào là Đông Đô, Đông Kinh, Bắc Thành cuối cùng là Hà Nội được chọn từ đó cho đến ngày nay vẫn là Hà Nội đang hiện hữu trong lòng dân Việt khắp ba miền Đất nước.
Sỡ dĩ người dân thủ đô đặt thêm nhiều tên cho thủ đô nước mình như vậy không có nghĩa là bỏ quên Thăng Long để Thăng Long bơ vơ cô đơn một mình hay là chỉ để thờ kính trong lòng vì là linh hồn tổ quốc nên không giám gọi sợ phạm húy. Mà là quá yêu thương Thăng Long xem Thăng Long như người tình mình đang yêu hết lòng, nên không nở để người tình đi, đứng một mình cần phải đi bên cạnh suốt cuộc đời. Do đó người dân thủ đô qua nhiều thế hệ ở quá khứ lần lượt đặt thêm tên phụ để đi cùng với Thăng Long cho hợp xứng được đầm ấm hơn. Điều này được ví như cha mẹ có con trai học giỏi, đẹp trai, khôi ngô, tuấn tú, đa tài nên quyết tâm đi tìm cho bằng được môt cô gái con nhà gia giáo, xinh đẹp kiều diễm có đủ bốn đức Công, Dung, Ngôn, Hạnh, nết na thùy mị để hỏi làm vợ cho con trai mình.
          Rõ thực, người dân Thủ đô mấy đời qua, đã tìm ra danh từ Hà Nội để đi cùng với Thăng Long cho xứng hợp, vì Thăng Long được biểu thị cho hồn thiêng đất nước. Còn Hà Nội được biểu thị cho ngôi nhà từ đường, tổ đình của dân tộc Việt Nam, nơi cứ trú của chư anh linh quốc tổ ngàn đời.
          Nói rõ hơn, một bên (Thăng Long) thuộc tinh thần, một bên (Hà Nội) thuộc vật chất. Hai cụm từ Thăng Long và Hà Nội rất đẹp. Thăng Long đẹp một cách siêu việt, bay bổng lên cao mang tính linh thiêng, tổ tiên, khiến cho con dân cả nước chấp tay ngưỡng vọng lên kính lễ, cúng tế hiệp kỵ để hoài niệm ân đức. Cho nên mỗi lần nói hay nghe đến hai chữ Thăng Long trong tâm thức của mỗi người Việt chúng ta liền thấy hình ảnh các tiền nhân, tổ tiên chúng ta phục sức áo mão cân đai, tay cầm gươm báu đứng giữa lòng Hà Nội hay bay trên bầu trời ba miền đất nước. Đó là ý nghĩa cái đẹp của Thăng Long.
          Còn Hà Nội đẹp, là cái đẹp thuộc vật thể có hình tướng hiện thực lớn, nhỏ đủ loại mang sắc thái khả ái, làm cho người dân cả nước hay các du khách xứ người có tâm hồn lãng mạn hay không lãng mạn khi đến Hà Nội đều dán tâm hồn và đôi mắt vào những vật ở Hà Nội một cách say đắm qua từng giây phút. Rồi khởi lên những ý niệm yêu, thích, muốn sờ mó mân mê, chụp hình cất giữ kỷ niệm…trong những ngày ở tại Hà Nội và sau khi rời khỏi Hà Nội, mọi người đều đêm lòng lưu luyến, nhớ thương Hà Nội.
          Hà Nội đẹp không riêng gì cây cầu Thê Húc cong vòng đỏ thắm, bắt qua con rạch có dòng nước  trong xanh, hay hồ Hoàn Kiếm mênh mông lộng gió về chiều, có những con thuyền nho nhỏ thả buồm bồng bềnh trên sóng nước trong bốn mùa… mà tất cả quang cảnh đủ loại, Lăng miếu, Tháp bút, Chùa chiền, pho tượng, lâu đài cũ, mới…trong và chung quanh Hà Nội, thứ nào cũng đẹp, đã tạo nên một Hà Nội có nét đẹp văn hóa Á Đông ngàn đời. Nay, Hà Nội được có thêm đ nhiều tòa nhà cao ốc theo lối kiến trúc Phương tây, làm cho bản thân Hà Nội vốn đẹp quyến rũ, càng thêm lực rũ rê du khách quốc tế đến du lịch Hà Nội.
          Trong bốn mùa Xuân, Hạ,Thu, Đông mùa nào Hà Nội đẹp theo mùa đó, giống như những cô gái con nhà giàu có, ưa phục sức, trang điểm đúng  cách theo thời tiết của từng mùa. Đúng như lời các bậc tiền bối trong miền Nam ra chơi Hà Nội đã nói: “ Hà Nội có đủ bốn mùa trong năm”.
          Con người có tâm trạng vui, buồn, tình nồng hay trầm mặc, khi đến Hà Nội, thì những nổi lòng ấy hiện ra ở bản thân. Chẳng hạn như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ra Hà Nội nhằm lúc Hà Nội vào mùa thu, là mùa của tình yêu, mùa của hương cốm sữa ngọt. Nhạc sĩ họ Trịnh liền cảm tác ra bài ca  “Hà Nội mùa Thu”.
Hà Nội và Thăng Long đã đi vào tâm thức toàn dân Việt Nam, thật sâu đậm như là dấu ấn, khó quên qua nhiều thế hệ, trong các triều đại xa, gần luôn nhớ tưởng và tôn kính Thăng Long và Hà Nội, như thể tôn kính và thương yêu hai đấng sinh thành của mình.
Vì thế cho nên, người Việt Nam trên ba miền đất nước trong quá khứ và hôm nay, mỗi khi ra đi xa quê hương, dù quê hương nơi sinh ra ở Nam, Trung hay Bắc, ai cũng cảm thấy thương quê hương và nhớ Thăng Long cùng một lúc trong lòng một cách da diết. Nhất là người dân Hà Nội, nhớ Hà Nội, thương Thăng Long hơn ai hết. Đúng với lời thơ của người xưa xa Hà Nội, vào Nam để mở mang bờ cõi, đã thốt lên lời “Đêm quân mở nước phương Nam. Thương về Hà Nội, nhớ Thăng Long”(Lời thơ của người lính dưới đời Trần).
Trong quá khứ gần dưới thời thực dân Pháp xâm lược nước ta, những nhà cách mạng ở Hà Nội, sau khi xa Hà Nội trong công cuộc kháng chiến chống Pháp, có lời ca thương về Thăng Long “Ôi! Thăng Long- Thăng Long Thành”.
Là dân tộc Việt Nam, có cùng dòng giống Việt Tộc Đồng Bào Lạc Long Quân, Âu Cơ, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê Nguyễn…dù đang ở đâu. Làm sao chúng ta có thể quên được ngôi Từ Đường Việt Tộc Thăng Long ở Hà Nội!
Một điều đáng lấy làm hãnh diện và vinh dự về đất nước Việt Nam ta, là nước có được tên riêng cho thủ đô, đó là Hoa Lư, rồi đến Thăng Long. Mặc dù có cụm từ Hà Nội, chỉ là tên phụ mà thôi. Tất cả các nước trên thế giới, không có nước nào đặt tên riêng cho Thủ đô. Chỉ dùng tên của Thành Phố lớn để làm việc của Chính quyền Trung ương rồi gọi tên thành phố lớn đó là Thủ Đô, như thủ đô Pari, thủ đô Luân Đôn, thủ đô Tokyo, v.v…

ĐỨC HẠNH - LE KY XUAN

Chư tăng Chùa Bát Nhã



Share this article :

0 comments:


Tiếp sức mùa thi 2014

Welcome to Bat Nha Gia Lam

HT. Thích Đạt Đạo nhận bằng tiến sĩ

Hình ảnh lễ Quy Y Tam Bảo

Hoạt đông của Hội Từ Thiện

Âm nhạc Phật Giáo trực tuyến


Nhạc niệm A Di Đà Phật

Doanh nghiệp tài trợ

ParkSon - Thiên đường mua sắm
Thép Toàn Thắng - Niềm tin của mọi công trình
Công ty CP XNK Thiên Nam
Trà Lá Sen - Cty Tâm Thảo

Đăng ký theo dõi Website

172546
 
Biên tập: HT.Thích Pháp Không
Thiết kế và cập nhật: Nhuận Trí Lưu - Nhuận Huệ Ngọc
Hosting - domain: Clb IMV and Tin Nhanh Trong Ngày